Xây Nhà Cao Tầng

Những mẫu nhà cao tầng ở Mỹ

Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật (như công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo máy …) đã đưa thế giới vào một cuộc chạy đua xây dựng các công trình chọc trời. Do vậy nhà cao tầng xuất hiện và trở thành biểu tượng cho sự phồn thịnh và phát triển mà điển hình là sự phát triển ở Mỹ:

  • Năm 1913 cao ốc Woolworth Building đƣợc xây dựng (57 tầng, 241m);
  • Năm 1930 xây dựng cao ốc Chrysler chiều cao 319m; sau vài tháng tòa nhà
  • Empire State Building được xây dựng cao 381m (102 tầng), tính cả ăngten – cao 448m.
  • Sau đó tháp đôi World Trade Center ra đời cao 415 và 417 m.
  • Năm 1973 xây dựng Sears Tower ở Chicagol, cao 442 m.

Ở Châu Á, xu hướng phát triển này cũng bắt đầu từ những năm 70 mà điển hình là:

  • Bank of China Tower – Hong Kong cao 269m (70 tầng);
  • Jin Mao Tower ShangHai cao 421m (86 tầng);
  • Petronas Tower Malaysia cao 450m (95 tầng).

Truờng phái nhà cao tầng Chicago

Là trường phái nhà cao tầng xuất hiện trước đặc điểm phát triển nhà cao tầng theo kiến trúc High-Tech và Super High-Tech. Mangnặng về mặt kỹ thuật, có hình thức khối tương đối vuông vắn, cục mịch và không đadạng cũng như không mang tính nghệ thuật. Kiểu nhà cao tầng phổ biến nhất tại thànhphố Chicago nói riêng và toàn nước Mỹ nói chung là những tòa nhà chọc trời đượcthiết kế thiên hướng theo công năng và kết cấu hiện đại mang tính công nghệ caonhưng không mang tính phong phú và đa dạng về nghệ thuật kiến trúc nhà cao tầng.Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi, kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòanhà theo phong cách Châu Âu cổ điển sang trường phái thiết kế theo công nghệ phô diễn kết cấu.

Cao ốc Woolworth (241m)

Cao ốc Chrysler (319m)

State Empire Building (344m)

Trường phái nhà cao tầng New York

Là trường phái sau trường phái nhà cao tầng Chicago, có đặc điểm phong phú và đa dạng về hình thức kiến trúc của tổ hợp. Trường phái này có xử lý hình khối kiến trúc của tổ hợp một cách nghệ thuật. Bao gồm: Tổ hợp mặt bằng; tổ hợp mặt đứng mà hiệu quả là phần kết của mặt đứng.Trường phái này thể hiện bởi các kiểu nhà cao tầng phổ biến nhất tại thành phố NewYork là những tòa nhà chọc trời. Kể từ khi được giới thiệu và sử dụng rộng rãi ở đây,kiến trúc này đã làm chuyển đổi các tòa nhà của New York từ kiểu truyền thống ChâuÂu thấp và các khối nhà theo phong cách cao tầng thô mộc Chicago sang những khu thương mại vươn thẳng đứng lên cao và có xử lý nghệ thuật ở phần mái.

Đến 8/2008, New York có 5.538 tòa nhà cao tầng (nhiều nhất ở Hoa Kỳ và đứng hạng nhì thế giới sau Hong Kong).

Hiện nay thành phố có 50 nhà chọc trời xây dựng xong, cao trên 200mét. Bị bao quanh bởi mặt nước, mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New York trở thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà,tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới. New York có những tòa nhà cao tầng với kiến trúc nổi bật mang nhiều phong cách khác nhau. Woolworth Building tại 40 phố Wall (1913), là tòa nhà chọc trời mang kiến trúc Gothic phục hưng thời kỳ đầu.

Nghị quyết phân vùng năm 1916 bắtbuộc các tòa nhà mới phải được xây theo kiểu hình chồng lên nhau (phần dưới có diệntích rộng hơn phần trên) và giới hạn các tháp bằng một phần trăm nền đất bên dưới đểcho ánh nắng mặt trời chiếu xuống đường phố bên dưới. Kiểu thiết kế art deco của tòanhà Chrysler năm 1930 với đỉnh thon nhỏ và hình chóp bằng thép đã phản ánh những yêu cầu bắt buộc đó.

Tòa nhà này được nhiều sử gia và kiến trúc sư xem như là tòa nhà đẹp nhất New York với cách trang trí rõ nét, thí dụ các góc của tầng 61 có hình biểu tượng chim ó gắn trên nắp phía trước đầu xe Chrysler kiểu năm 1928 và cả các mẫu đèn hình chữ v được ghép chặt bởi một tháp chóp bằng thép ở trên đỉnh tòa nhà. Mộtví dụ về ảnh hưởng lớn của kiến trúc phong cách quốc tế tại Hoa Kỳ là tòa nhà Seagram (1957), đặc biệt vì diện mạo của nó sử dụng các xà bằng thép hình chữ H được bọc đồng dễ nhìn thấy để làm nổi bật cấu trúc của tòa nhà. Tòa nhà Condé nast (2000) là một thí dụ điển hình cho cấu trúc thiết kế bền vững (Sustainable Design)trong các tòa nhà chọc trời của Hoa Kỳ. Đặc điểm của các khu dân cư lớn của New York thường là các dãy nhà phố(rowhouse, townhouse) đá nâu tao nhã và các tòa nhà cao tầng tồi tàn được xây dựngtrong một thời kỳ mở rộng nhanh từ năm 1870 đến năm 1930. Đá và gạch trở thànhcác vật liệu xây dựng chọn lựa của thành phố sau khi việc xây nhà gỗ bị hạn chế bởivụ cháy lớn vào năm 1835.

Không giống như Paris trong nhiều thế kỷ đã được xây dựng từ chính nền đá vôi của mình, New York luôn lấy đá xây dựng từ một hệ thống các mỏ đá xa xôi và các tòa nhà xây bằng đá của thành phố thì đa dạng về kết cấu và màu sắc. Một điểm nổi bật khác của nhiều tòa nhà cao tầng trong thành phố là có sựhiện diện của những tháp nước bằng gỗ đặt trên nóc. Vào thập niên 1800, thành phốbắt buộc các tòa nhà cao trên sáu tầng gắn các tháp nước như vậy để không cần phảinén nước quá cao ở các cao độ thấp mà có thể làm bể các ống dẫn nước của thành phố.Những tòa nhà cao tầng chung cư có vườn hoa trở nên quen thuộc suốt thập niên 1920 tại những khu ngoại ô trong đó có Jackson Heights nằm trong quận Queens. Dạng trường phái nhà cao tầng này lan tỏa trên nước Mỹ với nhiều công trình có thẩm mỹ đẹp và nổi bật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *