Mái tôn có công dụng che chắn, bảo vệ tài sản bên trong nhà xưởng. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng mái tôn sẽ gặp phải hiện tượng dột, gây nhiều phiền toái, thiệt hại cho chủ sử dụng. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng dột mái tôn nhà xưởng một cách hiệu quả.
Qua theo dõi và nghiên cứu hiện tượng dột mái tôn tại một số công trình chúng tôi phát hiện ra một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này như sau:
Nguyên nhân gây dột
- Dột do những mũ đinh được thi công chưa kỹ.
- Do joint cao su tại bộ phận mũ đinh bị lão hóa, mục.
- Dột từ những vị trí nối tôn, nhất là phía cuối mái do độ dốc mái nhỏ làm cho nước không thoát kịp gây tràn vào các vị trí nối phía cuối mái.
- Dột do tôn kém chất lượng.
Nguyên nhân việc xử lý dột không đem lại hiệu quả là do sử dụng vật liệu có độ bền kém khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc phương pháp chưa đúng, chưa lường hết các yếu tố gây nên hiện trạng dột. Nhằm giúp các doanh nghiệp, các đơn vị thi công nhà xưởng được trọn vẹn và bền vững thì sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến mọi người cách chọn vật liệu và phương pháp xử lý mái tôn dột.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Ta chọn LEMAX 201 đây là một loại keo rất tốt trong xử lý dột nhà xưởngTrong keo có 2 thành phần là polyme và nhựa bitum tạo nên hợp chất bền dưới ánh nắng mặt trời và có sự co ngót lớn. Nhờ vậy mà keo luôn giữ được sự bền vững dù thường xuyên tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra keo còn có một số chức năng quan trọng khác như:
- Khả năng bám dính tuyệt hảo: khả năng bám dính mạnh lên các bề mặt bêtông, bề mặt tôn sau khi đã lão hóa.
- Độ dẻo cao: màng keo có thể chịu được sự co ngót của mái tôn mà không bị nứt, xé.
- Phù hợp nhiều loại mái tôn: keo có dạng lỏng do đó rất phù hợp khi thi công chống dột.
Phương pháp
Bước 1: Khảo sát hiện trạng dột
Xem xét đánh giác mức độ dột để đưa ra cách xử lý (Xử lý mũ đinh, xử lý mép chồng mí giữa 2 mái tôn hoặc thay tôn). Trong khí xem xét đơn vị thi công còn phải phân tích vị trí và mức độ như sau:
- Hiện trạng rỉ tôn
- Hiện trạng trũng mái tôn (đọng nước)
- Chiều dài 1 mái tôn để tính độ dốc (từ đỉnh mái đến sê nô thoát nước)
- Hiện tượng ăn mòn mái tôn.
- Công năng ủa nhà xưởng.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt chống dột thật tốt
Bề mặt phải xử lý thật khô ráo, sạch sẽ, những vị trí bị rỉ phải đánh rỉ hoặc thay tôn.
Bước 3: Quét vật liệu chống thấm Lemax
- Quét lớp keo thứ nhất lên bề mặt cần chống dột
- Tiến hành dán lớp lưới chịu lực ngay sau đó
- Quét lớp keo thứ hai ngay sau khi dán lớp lưới xong
- Kiểm tra lại quá trình thi công tránh tình trạng hở lưới
- Quét lớp keo thứ ba tại các vị trí bị hở lưới (nếu có).
>>>Xem thêm : Công ty xây dựng nhà uy tín và chuyên nghiệp tại HCM